Phì Đại Lành Tính Tuyến Tiền Liệt: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Điều Trị và Biến Chứng
Phì đại lành tính tuyến tiền liệt xảy ra khi tuyến phát triển lớn hơn và thường xảy ra khi nam giới già đi. Phì đại lành tính tuyến tiền liệt còn được gọi là BPH (Benign Prostatic Hyperplasia - Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt). Tình trạng này không phải là ung thư, và không làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Nguyên Nhân
Nguyên nhân chính xác của phì đại tuyến tiền liệt vẫn chưa được biết đến. Các yếu tố liên quan đến tuổi tác, nồng độ testosterone và thay đổi trong các tế bào của tinh hoàn có thể đóng vai trò trong sự phát triển của tuyến. Nam giới đã bị cắt bớt tinh hoàn ở độ tuổi trẻ (ví dụ, do ung thư tinh hoàn) sẽ không bị BPH.
Ngoài ra, nếu tinh hoàn bị loại bỏ sau khi bị BPH, tuyến tiền liệt bắt đầu co lại. Tuy nhiên, đây không phải là một phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho phì đại tuyến tiền liệt.
Một số sự thật về phì đại tuyến tiền liệt:
- Khả năng mắc phải phì đại tuyến tiền liệt tăng theo tuổi tác.
- BPH phổ biến đến mức người ta cho rằng tất cả nam giới sẽ bị phì đại tuyến tiền liệt nếu họ sống đủ lâu.
- Một lượng nhỏ phì đại tuyến tiền liệt xuất hiện ở nhiều nam giới trên 40 tuổi. Hơn 90% nam giới trên 80 tuổi mắc phải tình trạng này.
- Không có yếu tố nguy cơ nào được xác định, ngoài việc tinh hoàn hoạt động bình thường.

Triệu Chứng
Chưa đầy một nửa số nam giới mắc BPH có triệu chứng của bệnh. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Nước tiểu chảy nhỏ giọt ở cuối quá trình đi tiểu.
- Không thể đi tiểu.
- Không thể tiểu hết nước tiểu trong bàng quang.
- Tiểu tiện không kiểm soát.
- Cần đi tiểu 2 lần trở lên mỗi đêm.
- Đau khi đi tiểu hoặc nước tiểu có máu.
- Đi tiểu khó khăn hoặc trì trệ.
- Cảm giác mạnh mẽ và đột ngột muốn đi tiểu.
- Dòng nước tiểu yếu.
Chuẩn Đoán
Bác sĩ sẽ hỏi về quá trình bệnh lý, lịch sử y tế của bạn và thực hiện kiểm tra tuyến tiền liệt qua ngã hậu môn. Các xét nghiệm khác có thể bao gồm:
- Đo lưu lượng nước tiểu.
- Kiểm tra lượng nước tiểu còn lại sau khi bạn đi tiểu.
- Đo áp suất dòng nước tiểu để đo lực đẩy trong bàng quang khi bạn đi tiểu.
- Phân tích nước tiểu để kiểm tra máu hoặc nhiễm trùng.
- Cấy nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng, làm kháng sinh đồ nếu cần.
- Xét nghiệm máu PSA để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt.
- Cystoscopy - Nội soi niệu đạo và bàng quang.
- Xét nghiệm creatinine và urea huyết thanh để kiểm tra chức năng thận.

Điều Trị
Phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm "chờ đợi quan sát," thay đổi lối sống, thuốc hoặc phẫu thuật.
- Chăm sóc bản thân: Với triệu chứng nhẹ, các biện pháp chăm sóc bản thân như tránh nhịn tiểu, hạn chế đồ uống có cồn, caffeine, đặc biệt sau bữa tối, tránh các loại thuốc có chứa decongestants hoặc antihistamines, giữ ấm, tập thể dục thường xuyên và hạn chế stress thường đủ để cải thiện tình trạng.
- Thuốc: Các loại thuốc khác nhau như Alpha-1 blockers, giúp giảm cường độ co cơ ở cổ bàng quang và tuyến tiền liệt, thuốc giảm kích thước tuyến tiền liệt, và kháng sinh (khi có viêm, nhiễm trùng) có thể được sử dụng.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật tuyến tiền liệt có thể được thực hiện nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với thuốc.
Các Biến Chứng Có Thể Xảy Ra
Nam giới mắc BPH trong thời gian dài với các triệu chứng xấu đi từ từ có thể có:
- Bí tiểu
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Sỏi tiết niệu
- Tổn thương thận
- Máu trong nước tiểu
BPH có thể quay trở lại theo thời gian, ngay cả sau khi phẫu thuật.
Bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe nam giới trung niên. Tuy nhiên, với sự chăm sóc và điều trị thích hợp, nhiều người có thể quản lý và cải thiện triệu chứng của mình.
Nguồn tham khảo: Medline Plus
PHÒNG KHÁM NHA KHOA ĐẠI Y
Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện tại một điểm cho người dân sống tại TP.HCM và các khu vực lân cận.
Trụ sở chính: 274 Hải Thượng Lãn Ông, Phường 14, Quận 5. TP.HCM
Chi nhánh: 800 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 1, Quận 3, TP.HCM